Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 44

TỰ SOI MÌNH

      Vào một buổi sáng nọ, cô thư ký thông báo với tôi rằng có một kẻ vô gia cư đang đợi bên ngoài văn phòng và khẩn khoản xin được gặp tôi. Thoạt tiên, tôi quyết định sẽ tiết kiệm thời gian quý giá bằng cách bảo thư ký mang cho kẻ vô gia cư kia một ít tiền để mua bánh sandwich và một tách cà phê, nhưng rồi có điều gì đó đã thúc đẩy tôi phải cho anh ta vào gặp.
      Thú thật là từ trước đến nay tôi chưa từng gặp một ai trông lôi thôi đến thế. Anh ta có một bộ râu dài không cạo đến cả tuần và quần áo thì nhàu nát như thể vừa được lôi ra từ một đống hổ lốn nào đó.
      "Tôi không lấy làm phiền trước cái nhìn đầy kinh ngạc của ông khi nhìn thấy bộ dạng của tôi thế này", anh ta mở đầu, "nhưng tôi tin rằng ông sẽ nhận ra mình đã sai lầm. Tôi đến đây gặp ông không phải để xin tiền mà chỉ mong ông giúp tôi cứu vãn cuộc đời mình".
      "Rắc rối đến với tôi khoảng một năm trước đây khi mối quan hệ với vợ bắt đầu rạn nứt và chúng tôi đã quyết định ly dị. Sau đó, mọi việc bắt đầu trở nên vô cùng khó khăn đối với tôi. Tôi mất việc, và giờ đây sức khỏe đang ngày càng tồi tệ".
      "Tôi đến đây gặp ông theo lời khuyên của một cảnh sát sau khi anh ta ngăn không cho tôi nhảy xuống sông tự vẫn. Anh ta cho tôi cơ hội lựa chọn giữa việc gặp ông để tìm ra cho mình một lối thoát hay phải vào tù. Hiện anh ta vẫn còn đang đứng đợi tôi ở ngoài kia để xem tôi có thực hiện đúng lời hứa của mình hay không".
      Cách nói chuyện của người đàn ông cho thấy rõ anh ta là một người được giáo dục tử tế. Qua câu chuyện, tôi được biết thêm rằng anh ta đã từng sở hữu một nhà hàng nổi tiếng tại Chicago. Tôi liền nhớ ra rằng mình đã từng đọc được bài báo nào đó nói về buổi bán đấu giá nhà hàng này vài tháng trước đây.
      Tôi yêu cầu mang cho vị khách lạ bữa ăn sáng vì anh ta không có gì trong bụng đã hai ngày rồi. Trong khi bữa ăn đang được chuẩn bị, tôi nghe anh ta kể lại toàn bộ câu chuyện về cuộc đời mình. Điều ngạc nhiên là anh ta không hề có ý trách móc hay đổ lỗi cho bất kỳ ai cả ngoại trừ chính bản thân mình. Dấu hiệu này cho thấy anh ta là một người rất khoan dung, độ lượng và cũng chính từ đấy mà tôi đã nảy sinh ra sáng kiến làm thế nào để giúp đỡ được anh ta. Sau khi anh ta kết thúc bữa ăn sáng, tôi mới bắt đầu:
      "Anh bạn ạ, tôi đã rất chú tâm lắng nghe câu chuyện về cuộc đời anh và vô cùng ấn tượng trước những gì đã xảy ra với anh. Và điều làm tôi để ý nhất chính là anh không hề trốn tránh trách nhiệm của mình trước những điều bất hạnh xảy ra".
      Tôi cũng lấy làm ngạc nhiên là tại sao anh không hề buộc tội người vợ cũ của mình về lý do khiến hôn nhân giữa hai người đổ vỡ. Tôi vô cùng thán phục trước thái độ tôn trọng mỗi khi anh nhắc đến vợ mình".
      Lúc này, tinh thần của anh ta phấn chấn hơn hẳn, cũng là lúc trong đầu tôi nảy sinh một kế hoạch hành động và mong rằng anh ta sẽ thực hiện kế hoạch đó.
      "Anh tìm đến mong được giúp đỡ", tôi tiếp tục, "nhưng tôi lấy làm tiếc là sau khi nghe kể về cuộc đời anh, tôi nhận thấy rằng mình chẳng thể làm được gì để giúp anh được cả".
      "Tuy nhiên, tôi có quen một người có thể giúp anh vượt qua tình cảnh này nếu anh ta đồng ý. Hiện tại anh ta cũng đang có mặt tại tòa nhà này và tôi sẽ giới thiệu anh với anh ta nếu anh muốn". Sau đó, tôi dẫn vị khách đến phòng đọc sách cá nhân của mình ngay kế văn phòng làm việc và bảo anh ta đứng trước một tấm rèm che khá dài. Ngay khi tôi kéo chiếc rèm sang một bên, anh ta liền nhận thấy rằng mình đang đứng trước một tấm gương rất lớn.
      Chỉ tay vào người đàn ông trong gương, tôi nói: "Đấy, anh ta chính là người có thể giúp anh. Anh ta cũng là người duy nhất trên đời này có thể làm được điều đó và chỉ khi hai người hiểu rõ nhau hơn, biết cách làm thế nào để có thể nương tựa vào nhau, anh mới có thể tìm ra cho mình lối thoát khỏi hoàn cảnh không may mắn này".
      Người đàn ông nọ liền tiến gần hơn đến chiếc gương, chăm chú nhìn ngắm bản thân mình cho đến khi tỳ hẳn khuôn mặt râu ria của mình vào mặt gương, sau đó quay sang tôi và nói: "Tôi đã hiểu được ngụ ý của ông rồi, cầu mong Chúa phù hộ cho ông vì đã không cưu mang tôi".
      Anh ta chào tạm biệt và kể từ đó tôi không hề nghe được thông tin gì về anh ta trong gần hai năm. Thế rồi một ngày nọ, anh lại tìm đến tôi trong một dáng vẻ hoàn toàn thay đổi đến nỗi tôi gần như không thể nhận ra. Anh kể với tôi rằng anh đã được lực lượng quân đội cứu tế giúp cho cái ăn cái mặc. Sau đó, anh tìm được việc làm tại một nhà hàng gần giống như nhà hàng mà anh đã từng làm chủ trước kia, với vị trí một đầu bếp trưởng. Một lần tình cờ, anh gặp lại một người bạn cũ của mình, kể cho anh bạn nghe về hoàn cảnh của bản thân và vay tiền của bạn để mua luôn nhà hàng đó.
      Giờ đây, anh đã trở thành một trong những ông chủ nhà hàng thành đạt nhất tại Chicago như anh hằng mơ ước. Tuy nhiên con người giàu có này hiện vẫn đang trong quá trình khám phá sức mạnh của trí tuệ, vẫn đang đặt câu hỏi làm thế nào để phát huy được trí tuệ của mình như một công cụ giao tiếp và khai thác hết những sức mạnh tiềm ẩn của nguồn trí tuệ vô biên?

"Thử thách làm cuộc sống trở nên thú vị, 
vượt qua thử thách làm cuộc sống trở nên ý nghĩa"
- Foshua J.Marine -

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"


Chỉ có một người có thể cứu được bạn, đó là chính bạn!

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 43

ĐAU THƯƠNG CŨNG LÀ SỨC MẠNH

      Đau thương là điều khó ai tránh khỏi trong cuộc sống. Nhưng nếu nhận thức đúng đắn về điều đó, bạn có thể dễ dàng chấp nhận và vượt qua được mọi cú sốc tinh thần một cách nhanh chóng.
      Đau thương có thể trở thành một mục tiêu tinh thần vô cùng hữu ích. Đau thương có thể phá vỡ các thói quen vốn đã lỗi thời lạc hậu và lối suy nghĩ sáo mòn. Đau thương có thể rèn luyện cho tâm trí ta làm quen với sự khiêm tốn, đồng thời nó cũng là một liều thuốc cho tâm hồn và trí tuệ của con người, nó xóa bỏ mọi rào cản ngăn cách con người với những sức mạnh tinh thần to lớn ẩn sâu trong tâm trí họ.
      Người Hy Lạp cổ thường thể hiện sự đau thương trong những bi kịch thành tinh hoa cao quý nhằm tẩy rửa tâm hồn của con người.
      Tính kiên định cũng giống như sự tinh luyện thép, phải được tôi luyện nhiều lần. Thay vì sẵn sàng từ bỏ trước nghịch cảnh, lòng kiên định đem lại cho ta sự rắn rỏi, kiên cường không bỏ cuộc. Đấy chính là thời điểm mà trí tuệ vô biên của con người có cơ hội phát huy, cũng là thời điểm mà những mơ ước trở nên hiệu quả nhất, mang lại cho ta sức mạnh tinh thần to lớn và nguồn động viên để vượt qua nỗi buồn. Và chỉ khi trải qua nỗi buồn, chúng ta mới hiểu hết được giá trị của những hạnh phúc đích thực trong đời sống thường nhật của mình.
      Đau thương có thể trở thành một sức mạnh to lớn để ta vươn tới những điều tốt đẹp nếu nó chuyển hóa thành hành động tích cực làm chuyển biến cuộc đời ta. Dưới tác động của nỗi buồn, những ai phạm tội lỗi sẽ trở nên tốt đẹp hơn, kẻ nghiện ngập sẽ cai nghiện và người tự phụ khoe khoang sẽ rèn luyện được cho mình đức tính khiêm tốn. Những ai đã từng trải qua nỗi buồn đau khi mất đi người thân yêu của mình thường sẵn sàng giúp đỡ những người khác có cùng cảnh ngộ.
      Đấng Sáng tạo đã rất sáng suốt khi ban tặng cho ta khả năng biết buồn nhằm giúp ta có thể sử dụng sức mạnh của mình một cách hài hòa và khéo léo. Những kẻ ngu dốt, thô bạo, tàn nhẫn và tội lỗi có thể có đầu óc thông minh nhưng lại không có khả năng biết đau buồn.
      Nếu bạn hiểu rõ thế nào là đau thương, bạn cũng sẽ có tiềm năng trở thành một thiên tài - với điều kiện bạn phải nhận thức được rằng đau thương là nguồn động lực để tự rèn luyện bản thân thay vì xem đó là một cái cớ để than thân trách phận.
      Một số công trình nghệ thuật và khoa học vĩ đại của nền văn minh nhân loại là thành quả từ những giây phút chịu đựng khó khăn gian khổ và cả buồn đau của người sáng tạo ra chúng. Đứng trên phương diện cá nhân, đau thương giúp con người tiến bộ hơn. Những khó khăn và nghịch cảnh cũng giúp cho con người xích lại gần nhau hơn, đồng thời cải thiện tinh thần tương trợ lẫn nhau và tinh thần đoàn kết giữa người với người.
       Khi nỗi buồn đến, bạn sẽ phát hiện sức mạnh to lớn của lòng can đảm và niềm tin giúp bạn vượt qua những thử thách và nỗi thất vọng thường xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Bạn sẽ không còn than thân trách phận nữa nếu biết tìm cho mình một người bạn có nỗi buồn còn sâu sắc hơn mình. Bằng cách giúp họ dũng cảm đương đầu với số phận và kiểm soát được nỗi buồn của mình, bạn có thể làm cho nỗi buồn của bản thân tan biến trong tình yêu ấm áp mà bạn dành cho người khác.
       Đau thương, tương tự như những nghịch cảnh và thất bại, luôn ẩn chứa trong nó cơ hội tìm thấy một niềm vui khác. Hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui đó cho đến khi bạn thật sự cảm nhận được nó. Hãy gìn giữ, vun đắp cho niềm vui nhỏ nhoi này của mình và biến đau thương thành động lực để chiến thắng.

"Phương thuốc duy nhất chữa đau buồn là hành động"
- George Henry Lewes - 

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 42

KHÔNG PHẠM SAI LẦM VỚI LỚP TRẺ

      Ngày nay trên thế giới có rất nhiều câu chuyện về tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật và hàng loạt vấn đề rắc rối do lớp trẻ gây ra. Nhân đây, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về một vấn đề của thế hệ trẻ và làm thế nào để hướng trẻ em trở thành người có ích cho xã hội. Trong câu chuyện này, tôi chính là đứa trẻ vị thành niên đầy tội lỗi đấy.
      Bố tôi  vốn là một người ngoan đạo. Ông có hai con trai, trong đó tôi là anh. Mẹ tôi đã mất vài năm trước đó. Không hiểu sao thời đó tôi luôn tỏ thái độ coi thường mọi nỗ lực của bố trong việc "chỉnh đốn" tôi.
      Tôi rất thích súng và có hai khẩu súng lục được giấu cẩn thận trong một hốc cây trồng trên mảnh đất gia đình tại vùng núi của miền Tây Nam Virgina. Một lần nọ, nhờ hàng xóm mách bảo, bố tôi đã phát hiện ra nơi cất giấu hai khẩu súng ấy và tức giận dùng búa đập vỡ chúng.
      Tôi cũng là người đam mê các thể loại nhạc của vùng núi nơi tôi sống và có một chiếc đàn banjo mà đôi khi tôi vẫn thường lén lút chơi thử. Tiếc thay đấy cũng chính là điều mà tín ngưỡng của bố tôi không cho phép. Ông lùng sục cho đến khi phát hiện chiếc đàn banjo của tôi và cũng nhanh chóng phá hủy nó.
      Khiêu vũ theo quan niệm của bố cũng là một điều cấm kỵ. Nhưng hết lần này đến lần khác, tôi đã cố gắng xoay xở "mượn" một con ngựa mỗi khi bố ngủ quên để tham dự những buổi khiêu vũ trong làng. 
      Kết quả từ tất cả những việc này là những chuyến viếng thăm của tôi đến căn lều chứa củi của gia đình - đồng thời cũng là nơi đặt miếu thờ của gia đình -  ngày càng thường xuyên hơn và khủng khiếp hơn. Nhưng càng ngày tôi chỉ càng rắp tâm vi phạm những quy tắc bất cứ khi nào có thể. Tôi theo đà trở thành một kẻ nổi loạn sẵn sàng chống đối lại mọi luật lệ mà xã hội đề ra.
      Điều duy nhất cứu vãn tình trạng của tôi chính là quyết định tái hôn của bố. Người mẹ kế mà bố đưa về vùng núi hẻo lánh của chúng tôi quả thật là một người phụ nữ tuyệt vời, tốt bụng và rất tâm lý. Bà đã tìm mua cho tôi một chiếc đàn banjo khác và thậm chí còn dạy cho tôi cách chơi đàn hay hơn. Bà còn mua về 2 khẩu súng bắn bia mạ kềm bóng loáng, một cái cho tôi và một cái cho bà. Chúng tôi đã dành hàng giờ vui vẻ tập ngắm bắn vào những mục tiêu vô hại thay vì vào đàn gà và đàn bò của nhà hàng xóm.
      Nhờ chiếm được niềm tin và cảm tình của tôi bằng cách giúp tôi làm tất cả những điều mà tôi hằng ao ước, bà đã chỉ cho tôi biết cách dành tâm trí và sức lực của mình vào những việc làm có ích. Bà mua về một chiếc máy đánh chữ đã cũ và bắt đầu dạy cho tôi cách thể hiện những ý tưởng của mình ra giấy. Cuối cùng, bà giúp tôi tìm được việc làm ở vị trí một nhà báo vùng núi của một tờ báo nhỏ. Giờ đây tôi đã có thể hãnh diện nhìn lại thời trai trẻ và chỉ ra đâu là bước ngoặt của cuộc đời mình.
     Chính từ những kinh nghiệm của mình, tôi luôn có ý bênh vực những trẻ thành niên phạm pháp mỗi khi nghe kể về những trường hợp của chúng.
      Dĩ nhiên là không phải mọi trường hợp phạm pháp đều xuất phát từ cùng một nguyên nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tôi cho rằng chúng đều là hệ quả tất yếu từ những luật lệ quá hà khắc được đem ra áp dụng với lớp trẻ. Và tôi cũng e rằng ngày nay nhiều bậc cha mẹ không còn nhận ra rằng động cơ đẩy trẻ em đến chỗ phạm pháp một ngày nào đó có thể chuyển hướng thành nguồn động lực đưa chúng đến thành công. Những ai có đầu óc lơ đãng và lười biếng, thiếu tinh thần mạo hiểm sẽ không thể nào có cơ hội đạt được thành công lớn trong cuộc sống. Nhiều người hiện đang nắm giữ những vị trí cao trong xã hội đôi khi trước đây lại là "những kẻ chuyên gây rắc rối" - những tâm hồn tự do rộng mở sẵn sàng bất chấp cả những luật lệ hà khắc để thử sức ở những chân trời mới và để thức tỉnh thế hệ nối tiếp ra khỏi trạng thái mê muội.
      Nếu con cái của bạn là đứa trẻ cam đảm và đầy nghị lực, hãy lấy đó làm điều vui mừng. Hãy giúp chúng học cách dùng khả năng của mình để đạt được thành công trong cuộc sống. Hãy khen ngợi con cái nếu chúng sẵn sàng thử sức trong mọi việc. Hãy chỉ cho chúng rút kinh nghiệm từ những lỗi lầm mà chúng gặp phải. Trên hết, bạn nên ban tặng chúng lời khen thay vì thường xuyên kết tội chúng vì bản tính của con người vẫn là mong muốn được nhận nhiều lời khen hơn là tiếng chê từ người khác.

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 41

ĐỀ CAO Ý THỨC TỰ GIÁC VÀ TINH THẦN KỶ LUẬT ĐỂ THÀNH CÔNG

      Benjamin Disraeli, một trong những Thủ tướng vĩ đại của nước Anh, đã đạt được vị trí cấp cao này nhờ sức mạnh to lớn của ý chí - một ý chí tuyệt vời được chỉ đường nhờ những mục tiêu rõ ràng mà ông tự đề ra cho mình. Benjamin khởi nghiệp từ một nhà văn, nhưng ông không mấy thành công trong nghề viết lách. Ông cho xuất bản hàng chục cuốn sách nhưng chẳng cuốn nào thực sự gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Thất bại ngay từ nghề nhà văn, ông xem đấy như một thử thách để nỗ lực hơn nữa trong những lĩnh vực khác. Ông bắt đầu tham gia vào trường chính trị với mơ ước trở thành Thủ tướng của Vương quốc Anh hùng mạnh.
      Năm 1837, ông trở thành đại biểu Quốc hội vùng Maidstone, nhưng bài phát biểu đầu tiên của ông trước Quốc hội bị nhiều người đánh giá là một thất bại nặng nề. Một lần nữa, ông chỉ xem đấy chỉ là một trong những thử thách để tiếp tục phấn đấu tốt hơn lần sau. Với ý chí quyết tâm không chịu bỏ cuộc, ông đã trở thành người đứng đầu Hạ viện Anh vào năm 1858, và sau đó trở thành Bộ trưởng Ngân khố. Năm 1868, ông nhận ra rằng, mục tiêu chủ yếu của cuộc đời mình chính là trở thành Thủ tướng.
      Tuy nhiên, tại đây, ông đã gặp phải sức ép gay gắt từ phe đối lập khiến ông buộc phải từ chức ngay khi vẫn đang còn nhiệm kỳ. Nhưng cũng như những lần trước, ông không hề khuất phục trước thất bại mà trái lại còn tiếp tục vận động để được tái đắc cử chức vụ Thủ tướng lần thứ hai. Sau khi trúng cử, ông trở thành người gây dựng nên một Anh quốc vững mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
      Theo kinh nghiệm của ông, khi sự việc trở nên ngày càng tồi tệ, sức mạnh ý chí chính là công cụ duy nhất giúp ta phát huy tối đa khả năng của mình. Chính nhờ nó mà ông đã có thể tự mình vượt qua được tình trạng nguy cấp và đưa ông quay trở lại quỹ đạo tiến tới thành công. Tổng kết về những thành công mà mình đã đạt được chỉ trong vòng một câu ngắn gọn, ông nói: "Bí quyết để thành công chính là kiên trì với mục tiêu của mình".
      Đa số mọi người trong chúng ta thường dễ dàng bỏ cuộc ngay khi sự việc trở nên khó khăn, trong khi chỉ cần thêm một bước hành động nữa thôi là ta đã có thể giành được thắng lợi. Một nguyên tắc bất biến giúp ta có thể kiểm soát được nỗi buồn và sự thất vọng chính là chuyển hóa nỗi buồn đó thành một kế hoạch hành động rõ ràng, cụ thể. Đây là nguyên tắc có một không hai.
      Bạn cần biết cách kiểm soát và đưa vào khuôn khổ kỷ luật tự giác những thói quen tư duy của mình. Chúng đều là những tình huống trong cuộc sống mà bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát. Quyền kiểm soát này sẽ gắn liền với trách nhiệm của bạn bởi vì đó chính là đặc quyền duy nhất, hơn bất cứ đặc quyền nào khác, có tính quyết định đối với vị trí mà bạn sẽ nắm giữ sau này trong cuộc sống. Nếu bạn coi thường đặc quyền này, bạn sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn trước mọi tình huống gặp phải trong cuộc sống.
      Nếu bạn để thói quen tư duy của mình ra lệnh, chúng sẽ đưa bạn đến bất kỳ mục tiêu mong muốn nào chỉ trong tầm tay. Ngược lại, nếu để cho những tình huống ngoài tầm kiểm soát hình thành nên trong bạn những thói quen tư duy mới, những thói quen này sẽ nhanh chóng đẩy bạn đến bờ vực của sự thất bại.
      Hãy khơi dậy trong bạn ngọn lửa của ý chí và tự mình kiểm soát toàn bộ cuộc đời. Lý trí mà bạn có được chính là một công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn thực hiện những ước mơ. Không ai có thể thâm nhập hay chi phối lý trí đó nếu bạn không dễ dãi chấp nhận. Hãy khai thác triệt để sức mạnh của ý chí để phục vụ cho nhu cầu của bạn.
      Sự tự do về thể xác và tinh thần, sự độc lập và ổn định về tài chính chính là kết quả của óc sáng tạo được thể hiện thông qua tinh thần kỷ luật tự giác. Nhờ đó bạn mới có thể đảm bảo thực hiện được mơ ước của mình. Hãy nhớ rằng, vị trí và công việc hiện tại của bạn đang chịu ảnh hưởng từ lối tư duy của bạn.

"Bí mật của thành công nằm ở sự kiên trì theo đuổi mục đích"
- Benjamin Disraeli -

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 40

VƯỢT QUA SỢ HÃI ĐỂ VƯƠN TỚI ĐÍCH

      Nỗi sợ hãi chính là trở ngại lớn nhất của thành công. Thông thường, con người thường để sự sợ hãi chi phối mọi quyết định và hành động của mình. Với họ, an toàn vẫn là trên hết.
      Trong khi đó, người thành công lại không hề coi sợ hãi là điều to tát. Tư duy của họ chủ yếu dựa trên khả năng sáng tạo và hiệu suất lao động của mình. Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã từng phát biểu: "Anh vẫn có thể được an toàn ở mức tối đa ngay cả khi ở trong ngục tù, nếu đấy là tất cả những gì mà anh mong muốn ngoài cuộc sống của mình". Người thành công là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi lý trí mách bảo rằng rủi ro trong trường hợp này là cần thiết.
      Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn cũng đã từng trải qua cảm giác sợ hãi. Nhưng sợ hãi là gì? Sợ hãi là một trạng thái có thể giúp ta bảo vệ cuộc sống của mình bằng cách cảnh báo cho ta mỗi khi đối diện với nguy hiểm. Do đó, đôi khi sợ hãi cũng là một điều tốt bởi nó giúp ta nâng cao cảnh giác và buộc ta phải cân nhắc, nghiên cứu kỹ tình hình trước khi quyết định hay hành động.
      Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách khống chế nỗi sợ hãi thay vì để nó xâm chiếm mọi hoạt động của cơ thể. Một khi nỗi sợ hãi đã hoàn thành nhiệm vụ của nó với vai trò là một dấu hiệu cảnh báo, chúng ta nên tìm cách ngăn cản tâm lý sợ hãi thâm nhập vào tư duy logic của mình để có thể kịp thời hành động.
      Tổng thống Franklin Rootsevelt từng có câu nói nổi tiếng trong thời kỳ Đại khủng hoảng như sau: "Ngoài việc sợ hãi bản thân, con người chẳng biết sợ gì cả". Ngẫm ra cho đến ngày nay, câu nói này vẫn còn nguyên giá trị.
      Nhưng làm thế nào để có thể vượt qua được nỗi sợ hãi? Tốt nhất bạn nên thẳng thắn đối diện với vấn đề và tự hỏi mình: "Mình đang lo sợ điều gì?". Qua đó, bạn bắt đầu khởi động quy trình phân tích tình huống mà bạn đang gặp phải, để tìm ra lời giải đáp cho những trở ngại mà sợ hãi gây ra.
      Bước tiếp theo, bạn cần cân nhắc vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Rủi ro trong vấn đề này là gì? Liệu có đáng để bạn chấp nhận rủi ro đó hay không? Bạn có thể hành động theo chiều hướng nào? Đâu là những khả năng có thể xảy ra? Bạn đã có đủ trong tay những dữ liệu cần thiết chưa? Những người khác khi gặp tình huống tương tự sẽ xử lý như thế nào? Và kết quả của vấn đề này sẽ là gì?
      Một khi bạn đã nghiên cứu tình hình một cách cẩn thận, hãy hành động ngay lập tức. Sự trì hoãn chỉ càng khiến bạn thêm nghi ngờ và sợ hãi mà thôi.
      Một nhà tâm lý học có tiếng nói rằng: Những ai ở một mình trong bóng tối và tưởng tượng về một tiếng động nào đó, họ thường để cảm giác sợ hãi xâm chiếm tâm hồn một cách nhanh chóng. Tất cả những gì họ nên làm chính là đặt một chân lên mặt đất. Nhờ thế, họ đã vượt qua được bước đầu tiên để kìm chế nỗi sợ hãi. Những ai theo đuổi sự thành công cần buộc bản thân phải bước những bước tiếp theo để chế ngự hoàn toàn nỗi sợ hãi và tiến tới đích.
      Nên nhớ rằng không ai có thể một mình đơn độc đi hết quãng đời còn lại. Một trong những điều làm ta yên tâm nhất - và cũng là những điều chân thực nhất - có thể tìm thấy trong Kinh thánh: "Đừng lo lắng, vì ta sẽ luôn song hành cùng các ngươi".
      Niềm tin tưởng vào câu nói đầy ý nghĩa này sẽ giúp bạn tăng thêm sức mạnh tinh thần để đối mặt với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra trong cuộc sống.

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

CHILDHOOD MEMORY - BANDARI

TUẦN THỨ 39

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NHỮNG THẤT BẠI

      Mỗi bài học kinh nghiệm rút ra từ những nghịch cảnh, thất bại hay những điều không hay trong cuộc sống đều ẩn chứa bên trong nó ít nhất một cơ hội đưa ta đến thành công mới. 
      Một người đàn ông dày dạn kinh nghiệm có lần nói rằng anh ta không thể nào sống cùng với người chưa bao giờ nếm mùi thất bại. Anh ta nhận thấy rằng đa phần những ai đã đạt được thành công trong cuộc sống, trong một chừng mực nào đó, đều là những người phải đương đầu với những nghịch cảnh hay những thất bại.
      Bên cạnh đó, anh ta cũng nhận ra một điều khá quan trọng rằng: đa phần những thành tích thật sự nổi bật thường thuộc về những người ngoài độ tuổi 50. Và để giải thích cho khám phá này của mình, anh ta lý giải rằng thông thường, giai đoạn làm việc hiệu quả và năng suất cao nhất của một người lao động trí óc thường rơi vào độ tuổi từ 60 đến 70.
      Abraham Lincoln mất mẹ khi còn rất nhỏ. Một số người thương cảm cho rằng thật thiệt thòi cho cậu bé. Nhưng chính từ đấy mà cậu có thêm một bà mẹ khác - người luôn khơi dậy trong cậu ngọn lửa của những tham vọng lớn để rồi từ đó, giáo dục và nâng đỡ cậu trong cuộc sống.
Cửa hàng bán lẻ cùng với phần lớn số tiền tích lũy được của Marshall Field bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn khủng khiếp tại bang Chicago. Chỉ tay vào đống tro tàn vẫn còn âm ỉ cháy, ông nói đầy quyết tâm: "Chính từ nơi đây, tôi thề sẽ tự mình xây dựng nên một hệ thống cửa hàng bán lẻ lớn nhất thế giới". Thế rồi, tập đoàn bán lẻ khổng lồ Marshall Field & Co. đặt tại phố Randolph, bang Chicago trở thành minh chứng hùng hồn cho thấy trong mọi nghịch cảnh, bao giờ cũng ẩn chứa những cơ hội, mở ra cho ta một chân trời mới của những thành công. Đôi khi, điều này đòi hỏi ta phải có lòng can đảm, niềm tin và cả trí tưởng tượng. Dù thế nào chăng nữa, sự thật là trong mọi thất bại hay nghịch cảnh của cuộc sống, luôn tồn tại những cơ hội mới chờ đợi chúng ta.
      Thử lấy chứng minh bằng cuộc đời của Michael L. Benedum - người đàn ông đang ở độ tuổi 80 này hiện là một trong những ông vua dầu mỏ của thế giới với tài sản cá nhân lên đến hàng trăm triệu đô-la Mỹ.
      Khi được hỏi về bí quyết của thành công, Mike Benedum trả lời: "Tôi đã học cách giữ cho mọi việc luôn đi theo đúng hướng mỗi khi gặp phải tình huống khó khăn nào đó". Chẳng hạn, sau khi nhận được những lời khuyên vô bổ khiến ông mất cả sự nghiệp của mình, ông đã tự tìm ra cho mình một con đường mới.
      Benedum đã chuyển bại thành thắng bằng cách áp dụng bài học kinh nghiệm cơ bản sau: tự tin vào những nhận định của bản thân đối với mọi quyết định quan trọng. Nhờ đó, ông có thể phán đoán được hướng đi đúng đắn của mình trong mỗi dự án khai thác mỏ dầu mới với tổng sản lượng khai thác lớn hơn tổng lượng dầu mỏ đưa vào sử dụng từ trước đến nay.
      Tuy nhiên, một lần nữa khó khăn lại ập đến khi ông không thể phát hiện ra mỏ dầu nào tại Phillippines. Benedum vẫn không hề nản chí: "Đấy chỉ là một phần nhỏ của trò chơi mà thôi. Ở đây bạn không thể tìm thấy một mỏ dầu nào cả. Nhưng nếu tìm thấy, thì làm sao ta có thể biết được thế nào là đầu tư mạo hiểm cơ chứ?".
      Ngay trong lòng nước Mỹ hiện đang có vô vàn những ví dụ điển hình khác về những con người đạt được sự nổi tiếng và may mắn trong cuộc đời nhờ biết cách vượt qua những nghịch cảnh như thế. Ngay cả bệnh tật và những thử thách to lớn cũng không thể nào ngăn cản được bước chân của họ - điển hình là tấm gương của Franklin D. Rootsevelt, Theodore Rootsevelt, Helen Keller, Thomas Edison...
      Richard M. Davis người Morgantown, Tây Virginia là người luôn phát huy mọi nỗ lực của mình trong nghề khai thác than đá. Sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới, ông bị mất gần như tất cả - nhà cửa và mọi của cải. Nhưng ông hiểu rằng chính danh tiếng mới là thứ tài sản vô giá duy nhất mà ông có thể cứu vãn được bằng việc không tuyên bố phá sản. Thứ tài sản vô giá này đã giúp ông có thể vượt qua giai đoạn khó khăn đó và trang trải được phần lớn số nợ khổng lồ của mình sau này. 
      Davis sau đó trở thành Tổng giám đốc Công ty Than Davis Wilson tại Morgantown và không chỉ sở hữu một  khoản tài sản kếch xù, ông hiện còn là một trong những nhà lãnh đạo có tiếng được thế giới ghi nhận nhờ những đóng góp tích cực cho nền hòa bình thế giới.
      Từ những bài học kinh nghiệm nêu trên, thiết nghĩ cả bạn cũng sẽ có thể đạt được thành công trong cuộc sống nếu biết khám phá và rèn luyện cho mình thói quen không chịu đầu hàng trước thất bại. Thất bại và nghịch cảnh đôi khi hạ gục chúng ta trong phút chốc, nhưng chính chúng cũng là những bài học vô giá, là chất xúc tác giúp ta tránh lặp lại sai lầm, phát huy hết khả năng và tiến lên đúng hướng.
       Đôi khi, ta cảm thấy thật khó khăn để nhận ra những lợi ích tiềm ẩn trong mỗi hoàn cảnh bất lợi trong khi đang phải gánh chịu những vết thương do chính nghịch cảnh đó gây ra. Nhưng thời gian - công cụ hàn gắn vết thương hiệu quả nhất - sẽ chỉ cho ta thấy đâu là lợi ích tiềm tàng đó.

"Người không hề biết đến thất bại là người chưa bao giờ thử làm việc gì khó cả"
- Ilka Chase -

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 38

MẶT TÍCH CỰC CỦA THẤT BẠI

      Đôi khi thất bại lại là một điều tốt. Thất bại mở ra những cánh cửa dẫn đến cơ hội mới và đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm ban đầu về thực hiện cuộc sống. Thất bại còn giúp ta nhận ra được đâu là những mặt hạn chế và thức tỉnh những kẻ tự kiêu tự đại ra khỏi tính kiêu ngạo của mình.
      Quân đội Anh đã bại trận khi Tướng Cornwallis tuyên bố đầu hàng quân đội Mỹ, trao trả lại tự do cho thuộc địa của mình. Nhưng nếu nước Anh không công nhận nền độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sau lần thất bại đó, liệu rằng nước Mỹ có đủ lớn mạnh để vực dậy cả một đế chế Anh quốc thoát khỏi nguy cơ sụp đổ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai hay không?
      Sau khi Nội chiến (Civil War năm 1861-1865) kết thúc, các bang ở miền Nam nước Mỹ đã phải gánh chịu cảnh nghèo đói kéo dài trong mấy mươi năm. Nhưng chiến tranh cũng khiến cho nền công nghiệp của phương Bắc nhanh chóng chuyển dịch về phương Nam. Người dân đã từng mất đi niềm kiêu hãnh và nhiều tài sản quý giá trong chiến tranh loạn lạc giờ được đền bù một cách thỏa đáng.
      Trải nghiệm cho thấy quy luật bù trừ luôn luôn đúng với mọi phạm vi, mọi đối tượng. Giữa người với người trong xã hội và giữa các xã hội với nhau, có vay có trả, tất cả sai lầm rồi cũng được sửa chữa.
      Trước kia, đã có lúc tôi cảm thấy một nỗi mất mát vô cùng lớn khi tên mình không hề được nhắc đến trong di chúc của người chú giàu có vừa mới qua đời. Nhưng điều đó cuối cùng lại trở thành một trong số những rất nhiều những may mắn đến với tôi sau mỗi lần bị thất bại. Chính nhờ không nhận được bất kỳ phần di chúc nào để lại mà tôi đã phải tự mình kiếm sống, và từ đó, đã may mắn tìm ra con đường dẫn đến thành công.
      Sự tấn công của bệnh tật đôi khi khiến người ta chuyển sự chú ý của mình từ nỗi đau của cơ thể sang nỗi đau tinh thần, và từ đó cho ta thấy chủ nhân đích thực của cơ thể - đó chính là ý chí của con người.
      Thất bại thường tác động đến con người theo hai cách: Thứ nhất, thất bại có thể là một thử thách buộc ta phải nỗ lực hơn nữa. Thứ hai, thất bại hạ gục và làm ta nản chí.
      Điều đáng buồn là đa số mọi người thường nhanh chóng từ bỏ hy vọng và rút lui ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự thất bại, thậm chí ngay cả trước khi thất bại đến. Và rất nhiều người chỉ mới gặp thất bại một lần thôi đã sẵn sàng từ bỏ mục tiêu của mình, cho dù đó chỉ là một thất bại cỏn con nào đấy. Một người lãnh đạo có tiềm năng là người không bao giờ chịu khuất phục trước thất bại mà ngược lại càng vì thế mà cố gắng.
      Đánh giá từ cách xử lý tình huống của một người trước thất bại mà ta có thể biết được rằng anh ta có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hay không. Nếu bạn vẫn có thể đứng dậy được sau ba lần thất bại của một công việc nhất định nào đó, bạn có thể tự xem mình là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo trong công ty bạn. Nếu như sau 12 lần thất bại vẫn không thấy nản lòng, hãy tự tin là hạt giống thiên tài đang sinh sôi nảy nở trong bạn. Bạn hãy nuôi dưỡng hạt giống này bằng những tia nắng của hy vọng và niềm tin, đồng thời chứng kiến nó trưởng thành từng ngày cho đến khi đơm hoa kết trái.
      Dường như số định đoạt rằng thường thi ai sinh ra cũng sẽ gặp đôi lần thất bại trong cuộc sống để rồi từ đó, ta có thể phân biệt được đâu là người có thể tự mình đứng dậy và tiếp tục đấu tranh trong cuộc sống.
      Cuộc sống luôn rộng lòng tha thứ cho ta những lỗi lầm và những thất bại tạm thời ta mắc phải, miễn là chúng ta biết nhìn nhận thất bại như một thử thách và tiếp tục phấn đấu. Ngược lại, nếu ta sẵn sàng quay gót mỗi khi đứng trước một chặng đường chông gai nào đó, ta sẽ khó được cuộc sống tha thứ.

"Thất bại là cách duy nhất đề bắt đầu lại một cách thông minh hơn"
- Henry Ford -

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 37

MỞ MANG TRÍ TUỆ

      Một trí tuệ rộng mở là một trí tuệ tự do. Nếu bạn không tiếp thu những ý tưởng, những khái niệm mới và tiếp xúc với những con người mới, bạn đang tự giam hãm trí tuệ của mình. Sự bảo thủ, cố chấp làm ta đánh mất mọi cơ hội và cả mối quan hệ mà mình đang có. Chỉ khi mở rộng tâm hồn mình bạn mới có thể giải phóng trí tưởng tượng để phát huy hết tác dụng của nó - và, bạn mới có thể nảy sinh những ý tưởng sáng tạo. 
     Thật khó có thể hiểu rằng chưa đầy một thế kỷ trước, đã từng có vô số người cười chế nhạo những cuộc thí nghiệm máy bay của anh em nhà Wright. Không chỉ thế, cách đây khá lâu, Lindbergh vẫn phải vất cả tìm kiếm người hỗ trợ tài chính cho chuyến bay xuyên Đại Tây Dương của mình. Một khi những người có đầu óc sáng tạo dự báo được rằng con người hoàn toàn có thể bay tới mặt trăng thì mơ ước đó nhất định sẽ trở thành hiện thực.
      Một tâm hồn khép kín chính là dấu hiệu của một tính cách cổ hủ. Điều đó chỉ khiến ta đánh mất những cơ hội phát triển và do đó sẽ không bao giờ có thể tận dụng được những cơ hội mà sự tiến bộ mang lại. 
      Chỉ khi có tư duy khoáng đạt bạn mới có thể hiểu rõ được tác dụng của nguyên tắc thứ nhất của thành công: "Bất cứ điều gì bạn nhận thức được và tin tưởng rằng bạn sẽ thành công, điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật". Những ai may mắn có được một trí tuệ rộng mở luôn làm việc một cách xuất sắc trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề hay chuyên môn nào. Trong khi đó, kẻ có tâm hồn tăm tối thì chỉ biết than vãn rằng: "Điều đó là không thể!".
      Vậy thì tốt hơn hết bạn hãy tự đánh giá lại năng lực của bản thân. Liệu rằng bạn có phải là một trong số những người thường nói "Tôi có thể làm được" hoặc "Việc đó hoàn toàn có thể thực hiện được" hay bạn thuộc về nhóm người chỉ biết than vãn "Không ai trên đời này có thể làm được điều đó" trong khi ngay tại thời điểm đó có người sắp sửa hoàn thành được công việc "không thể" đấy rồi.
      Một trí tuệ rộng mở đòi hỏi bạn phải có niềm tin ở chính bạn, ở các thế hệ sau và ở Đấng Sáng tạo - người định đoạt hình thức phát triển của con người và vạn vật. Thời kỳ đen tối của nạn mê tín dị đoan đã qua đi. Nhưng bóng đen của định kiến vẫn còn đeo bám chúng ta mãi. Do đó, bạn chỉ có thể vươn mình ra ngoài ánh sáng văn minh nếu biết nghiêm túc tự đánh giá lại bản thân. Phải chăng bạn ra quyết định dựa trên lập luận và tư duy logic thay vì cảm tính và lối tư duy cổ hủ? Bạn có biết cách lắng nghe ý kiến của người khác một cách cẩn thận và chăm chú? Bạn có biết cách tìm kiếm cho mình sự thật hay chỉ biết đón nhận những lời đồn thổi từ người khác?
      Tâm hồn của con người sẽ ngày càng cạn kiệt nếu không được nuôi dưỡng bằng những tác động tích cực của một tư duy cởi mở. Những ai đã từng áp dụng kỹ thuật tẩy não trong chiến tranh đều biết rằng cách nhanh nhất để làm tê liệt ý chí của con người chính là cô lập tâm trí của họ, ngăn cản họ tiếp cận với các loại sách báo, đài phát thanh, truyền hình và mọi kênh thông tin liên lạc truyền thông phổ biến khác. Sống trong những điều kiện như thế, trí tuệ con người chắc chắn bị thui chột vì không được chăm sóc và nuôi dưỡng. Duy chỉ có một ý chí mạnh mẽ và một niềm tin chân thành vào cuộc sống mới có thể mở rộng tâm hồn, trí tuệ của bạn.
      Liệu bạn có thể bó hẹp tâm trí của mình trong một "trại tập trung văn hóa - xã hội"? Phải chăng bạn đang tự mình dấn thân vào một công cuộc tẩy não bằng cách giam hãm, cô lập mình trước những ý tưởng mới có thể đưa bạn đến thành công?
       Nếu quả thật như vậy, đã đến lúc bạn nên phá vỡ các song sắt của định kiến đang kìm hãm trí tuệ của bạn. Hãy mở rộng tâm hồn của mình và giải phóng nó ra khỏi sự tù đày của định kiến.

"Trí tuệ như những cánh dù, nó chỉ hoạt động tốt khi rộng mở"
- Lord Thomas Dewar - 

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 36

SỰ CHUYÊN TÂM

      Kinh nghiệm cho thấy tất cả những ai thành đạt trong cuộc sống đều rèn luyện cho mình thói quen chuyên tâm vào một việc duy nhất ở từng thời điểm thay vì dàn trải sức lực cho nhiều công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn gặp phải thất bại, hãy tập trung tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến thất bại đó, hãy thẳng thắn đối diện với dự thật, đảm bảo lần sau bạn sẽ không gặp phải thất bại như thế nữa.
      Đừng bao giờ cố gắng tạo ra cho mình bất kỳ lời bào chữa nào hòng trốn tránh trách nhiệm trước thất bại hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Làm như thế chẳng khác nào bạn đang mong chờ lần thất bại tới, bởi vì chính bạn đang tự mình lún sâu thêm vào vết xe đổ. Sự chuyên tâm sẽ là công cụ giúp bạn có được một thứ tài sản quý giá khác - một trí nhớ tuyệt vời.
      Một nhà văn nổi tiếng nọ được một tờ tạp chí quốc gia đặt viết một câu chuyện dựa trên một cuộc phỏng vấn với kiến trúc sư người Mỹ Frank Lloyd Wright. Cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ nhưng vị kiến trúc sư nổi tiếng cảm thấy khá khó chịu khi thấy người phỏng vấn mình chẳng hề ghi chép gì cả, và ông đưa ra thắc mắc ngay sau đó.
      "Tôi vẫn đang ghi chép lại đấy chứ", người phỏng vấn trả lời, "nhưng lưu giữ nó vào bộ não mà tôi vẫn thường rèn luyện".
      Ngày hôm sau, Wright nhận được một bản ghi chép chi tiết mọi vấn đề đã được thảo luận trong lần phỏng vấn đó. Điều đáng ngạc nhiên là, ông không phải sửa lại bất kỳ một câu từ nào cả.
     Thói quen chuyên tâm vào công việc không chỉ giúp bạn có được khả năng lắng nghe người khác tốt hơn mà còn ghi nhớ được tất cả những gì mà bạn quan sát và nghe thấy được. Nguyên nhân chủ yếu của việc tại sao ta không thể nào nhớ nổi tên của một người nào đấy trong vòng hai phút sau khi được giới thiệu với nhau là do ta đã không hề chú ý khi người đó tự giới thiệu tên của mình.
      James A.Farley có tiếng là một người có trí nhớ khá hoàn hảo khi anh nhớ được tên của tất cả những ai mà anh ta đã từng gặp. Bí quyết của anh nằm ở chỗ mỗi khi được giới thiệu với người khác, anh liền đề nghị họ đánh vần tên của mình. Hoặc nếu không, Farley sẽ nhắc lại và đánh vần tên của người đó rồi hỏi lại xem như thế đã chính xác hay chưa.
      Bất kỳ ai đã từng đạt được nhiều thành công thường khởi đầu từ một mục tiêu duy nhất. Họ tiếp tục duy trì cho mình hướng đi đó cho đến khi chạm đến đích và bắt đầu chuyển hướng với những mục tiêu mới.
      Vậy bạn có thói chuyên tâm vào công việc của mình không? Bạn có biết được chính xác mình muốn gì từ cuộc sống? Bạn đã lập ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó chưa? Sau khi tìm được cho mình câu trả lời, bước tiếp theo của bạn chính là tập trung vào mục tiêu và kế hoạch hành động với tất cả quyết tâm của mình để không gì có thể ngăn cản bạn được.
      Nên nhớ rằng, mọi chướng ngại vật chỉ là những gì bạn tự đặt ra cho chính mình. Hãy cố gắng vượt qua chúng và bạn sẽ thấy không gì có thể ngăn cản được bước tiến của bạn.

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 35

NUÔI DƯỠNG NHỮNG Ý TƯỞNG SÁNG TẠO

      Bạn đang có trong tay quyền kiểm soát trí tưởng tượng của mình dưới hai hình thức khác nhau. Hình thức thứ nhất là trí tưởng tượng tổng hợp bao gồm những hình thức kết hợp theo một trật tự hoàn toàn mới của các ý tưởng, khái niệm, kế hoạch hay sự kiện đã biết trước. Hình thức thứ hai là trí tưởng tượng sáng tạo. Trí tưởng tượng này dựa trên giác quan thứ sáu của con người, hoạt động như một nhân tố trung gian giúp não bộ nảy sinh những những sự kiện hay ý tưởng mới. Trí tưởng tượng sáng tạo còn được xem là chất xúc tác khơi gợi nguồn cảm hứng của tâm hồn.
      Bằng trí tưởng tượng đầy sáng tạo của mình, Thomas Edison đã phát minh ra bóng đèn dây tóc. Rất lâu trước thời đại của Edison, mọi người tin rằng điện sẽ cung cấp cho ta ánh sáng bằng cách cho nó chạy qua những vòng dây kim loại rất mảnh. Tuy nhiên, nếu làm vậy, chỉ trong chốc lát các vòng dây đó sẽ nhanh chóng cháy thành than.
      Edison đã nảy ra sáng kiến áp dụng nguyên tắc sản xuất than: ném củi vào trong lửa cho đến khi cháy thành than để rồi chỉ cần một lượng ôxy vừa đủ cũng có thể giúp cho ngọn lửa cháy âm ỉ nhưng không bị tắt. Nhờ tuân theo nguyên tắc không gì có thể đốt cháy được nếu thiếu ôxy, Edison đã thử cho một sợi kim loại rất mảnh vào trong một chiếc bóng thủy tinh rồi rút hết không khí ra. Khi cho dòng điện ngang qua những vòng dây kim loại chiếu sáng, ông đã có một bóng đèn cháy sáng rực rỡ.
      Giáo sư Elmer R.Gates của Chevy Chase, bang Maryland cũng được xem là tấm gương sáng cho chúng ta học tập về khả năng tưởng tượng. Ông là người có số lượng phát minh được công nhận nhiều hơn cả Edison. Hầu hết những phát minh này là kết quả từ việc phát huy tối đa giác quan thứ sáu của mình.
     Ông thường có thói quen làm việc trong một căn phòng cách âm và tắt tất cả đèn trong phòng, nhằm gạt sang một bên những nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chất lượng công việc của mình và để có thể tập trung vào việc thu thập những thông tin, sự kiện mà ông mong muốn. Mỗi khi giác quan thứ sáu mách bảo ông về một sự việc nào đấy, ngay lập tức ông bật đèn lên và viết ý tưởng đó ra giấy. Điều kỳ lạ là đôi khi ý tưởng đến với ông trong khi ông không hề có ý định tìm kiếm nó. Nhưng đấy lại chính là ý tưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong rất nhiều phát minh mà ông hoàn thành sau này.
      Năm giác quan cơ bản của con người chính là những công cụ giúp cho chúng ta giao lưu với thế giới. Riêng giác quan thứ sáu hoạt động dựa trên tiềm thức và là chiếc cầu nối liên kết bạn với những lực lượng vô hình của vũ trụ. Chính nhờ giác quan này mà bạn có thể thu thập được những kiến thức vô giá.
      Việc giác quan thứ sáu đưa đến một ý tưởng sáng tạo sẽ càng đáng tin cậy hơn nếu ta thường xuyên vận dụng có hệ thống, tương tự như năm giác quan cơ bản của con người. Tất cả những ai đặc biệt thành công trong cuộc sống đều có một hệ thống tư duy điều khiển trí tuệ của mình. Đôi khi, có những người điều khiển trí tuệ của mình một cách vô thức.
       Cũng nhờ một ý tưởng sáng tạo mà hệ thống khách sạn tráng lệ mang tên Fontainbleau đã ra đời ngay trên bãi biển Miami.
     Một nhân viên khách sạn tên là Ben Novack đặt chân đến Miami vào năm 1940 chỉ với 1.800 đô-la trong túi cùng với mơ ước thành lập một khu nghỉ mát tuyệt đẹp nổi tiếng trên toàn thế giới về các dịch vụ tiện nghi và giải trí mà khách sạn cung cấp. Nhờ phương thức quản lý nguồn vốn ban đầu quá ít ỏi của mình một cách khôn ngoan và nhờ lòng nhiệt huyết thực hiện mơ ước được truyền đạt cho các cổ đông, Novack đã có thể triển khai được ý tưởng kinh doanh của mình. Nhờ chuyên tâm vào mục tiêu duy nhất này, anh đã biến giấc mơ năm nào trở thành hiện thực.
       Một lần nọ, Clarence Birdseye - một thợ săn chuyên bẫy thú lấy lông tại Labrador - ăn thử bắp cải đã được đông lạnh. Từ đó, anh nảy sinh ý tưởng kinh doanh các loại thức ăn đông lạnh và rồi gây dựng thành công tên tuổi của chính mình.
       Phải chăng bạn cũng đang biến những giấc mơ của mình trở thành hiện thực nhờ những ý tưởng sáng tạo như Ben Novack hay Clarence Birdseye?
       Một phương pháp vô cùng hiệu quả để có thể vận dụng thành công giác quan thứ sáu chính là lập ra kế hoạch một cách chi tiết, rõ ràng và súc tích đối với mọi vấn đề mà bạn đang muốn tháo gỡ hay mọi mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được. Mỗi ngày hãy cố gắng rèn luyện quá trình này nhiều lần như thể bạn đang tụng kinh vậy. Một người cầu nguyện phải thành tâm đến độ họ ý thức được rằng mình đã vươn tới được mục tiêu trong tầm tay.
      Nếu phương pháp này ban đầu vẫn chưa mang lại kết quả mong muốn, hãy tiếp tục kiên nhẫn. Mỗi lần vận dụng phương pháp, hãy cố gắng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc như thể bạn đã đạt được mục tiêu của mình cho dù thực tế mục tiêu đấy vẫn chưa trở thành hiện thực.
     Chiếc chìa khóa dẫn đến thành công chính là khả năng tin tưởng vào sự thành công của mình. Hãy nhớ rằng, bất cứ điều gì bạn nhận thức được và tin tưởng rằng bạn sẽ thành công, điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật.

"Thành công đơn giản nằm ở ba chữ:
Khả năng, đột phá và can đảm"
- Charles Luckman -

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 34

RÈN LUYỆN TƯ DUY NHẠY BÉN

     Khả năng tư duy của chính bạn là điều duy nhất bạn có toàn quyền kiểm soát. Để phát huy khả năng này một cách hiệu quả nhất, bạn cần luyện tập sự nhạy bén. Những người có đầu óc tư duy cao thường không để bất kỳ người nào khác suy nghĩ thay mình.
     Kinh nghiệm cho thấy, những người thành đạt thường có một bộ óc sáng suốt có thể giúp họ đưa ra quyết định một cách đúng đắn. Họ biết cách thu thập thông tin, tiếp thu ý kiến từ người khác nhưng đến giai đoạn tổng hợp và phân tích thông tin cuối cùng, chính họ mới là người tự mình đưa ra những quyết định.
      Tư duy nhạy bén dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc thứ nhất lập luận theo phương pháp quy nạp dựa trên giả thuyết về một vấn đề hãy còn là ẩn số hay những giả thuyết mà mọi sự kiện liên quan đến chúng còn chưa rõ ràng. Nguyên tắc thứ hai lập luận theo phương pháp suy diễn dựa trên những vấn đề đã được kiểm chứng trong thực tế hay những lập luận mà tất cả mọi người đều cho đó là sự thật.
      Một người có tư duy nhạy bén thường thực hiện hai bước sau: Trước tiên, họ bắt đầu phân tích sự kiện ra khỏi những điều hư cấu và những lời đồn đại chưa được kiểm chứng. Tiếp theo, họ bắt đầu phân chia sự kiện ra thành hai nhóm khác nhau: nhóm sự kiện quan trọng và nhóm sự kiện không quan trọng. Theo đó, sự kiện quan trọng là một sự kiện có ích cho việc tiếp cận mục tiêu của họ. Phần còn lại đều là những thông tin không mấy giá trị. 
     Điều đáng tiếc là hiện có rất nhiều người chỉ biết tư duy dựa trên những lời đồn đại vô nghĩa và những sự kiện không hề quan trọng để rồi kết cục họ nhận được những thất bại. Trong khi đó, người có lý trí lại hiểu rằng những ý kiến người khác đưa ra đôi khi chỉ là vô nghĩa, thậm chí còn gây nguy hiểm nếu ta cho đó là đúng đắn bởi vì tất cả những ý kiến đó chỉ toàn dựa trên những thành kiến, tính cố chấp, thói ích kỷ, sự rụt rè, e ngại và cả những thông tin mập mờ.
      Người có khả năng tư duy cao biết bỏ ngoài tai cuộc trò chuyện của một người chỉ biết bắt đầu bằng câu nói quá nhàm chán: "Nghe nói rằng..." bởi vì họ hiểu những gì mà họ sắp được nghe chỉ là những điều hoàn toàn vô nghĩa và chỉ khiến cho cuộc trò chuyện càng nhanh chóng kết thúc. Họ hiểu rằng trên đời này không có bất kỳ một người nào có trách nhiệm với lời nói của mình lại dám đưa ra những nhận định không có căn cứ. Nguyên tắc này giúp ta loại trừ bớt những điều vô nghĩa mà khá nhiều người vẫn xem đấy là "phương pháp tư duy" của mình.
      Người có đầu óc tư duy cũng hiểu rằng những lời khuyên "vô thưởng vô phạt" từ phía bạn bè và những người sống xung quanh mình đôi khi cũng không đáng để mình cân nhắc quá nhiều. Nếu nuốn có được lời khuyên thuyết phục nhất, tốt nhất ta nên tìm cho mình những căn cứ xác đáng và thậm chí bỏ tiền để mua được lời khuyên đấy theo cách này hay cách khác. Họ hiểu rằng không có bất kỳ điều giá trị nào ta có được mà không phải trả một xu nào.
      Đồng thời, với họ, những suy nghĩ cảm tính không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Họ để cho lý trí của mình chiến thắng tình cảm bằng cách kiểm tra và đánh giá tình cảm của mình thông qua khả năng suy luận và lối tư duy logic.
      James B.Duke mặc dù chưa bao giờ theo học ở một trường lớp chính quy nào cả và cũng chưa bao giờ học viết, nhưng anh có một cái đầu khá nhạy bén mà nhờ đó, anh đã trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới. Anh không bao giờ để mình lãng phí thời gian vào những điều tầm thường hay vô nghĩa mà tự mình đưa ra quyết định một cách nhanh chóng sau khi đã thu thập đủ thông tin xác đáng.
      Một ngày nọ, trong một lần gặp mặt người bạn cũ của mình, Duke đã khiến anh ta vô cùng bất ngờ trước quyết định sắp tới sẽ thành lập 2.000 cửa hàng bán thuốc lá. Người bạn thốt lên rằng: "Chỉ với 2 cửa hàng thôi mà tôi và bố tôi đã quản lý không xuể rồi chứ đừng nói gì đến việc quản lý những 2.000 cửa hàng thuốc lá như anh vừa nói. Thật là một quyết định sai lầm, anh Duke ạ".
      "Sai lầm ư?", Duke nói, "Cả cuộc đời này tôi đã phạm quá nhiều sai lầm rồi, và nếu hãy còn một điều gì đấy trên đời này có thể giúp tôi sửa chữa thì đấy chính là mỗi khi phạm sai lầm nào đó, tuyệt đối sẽ không bao giờ ngừng lại để nói về nó. Tôi sẽ tiếp tục con đường của mình và tạo ra thêm nhiều sai lầm nữa".
      Và thế là Duke tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình với hệ thống cửa hàng bán thuốc lá lẻ. Chỉ trong một tuần kinh doanh sau đó, anh ta đã thu về được hàng triệu đô-la. Duke đã trích ra vài triệu đô-la để xây dựng trường Đại học Duke và đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng số tài sản mà anh ta dành dụm được nhờ khả năng quyết đoán một cách nhanh chóng và chính xác của mình, phần lớn những quyết định đó là những quyết định đúng đắn.
      Elbert Hubbard đã có lần định nghĩa người quản lý là "một người có thể đưa ra rất nhiều quyết định và phần lớn phải là những quyết định đúng đắn".
      Rõ ràng là, khả năng tư duy nhạy bén đòi hỏi ta phải có tính kỷ luật tự giác cao - một đức tính có liên quan mật thiết đến khả năng tư duy chính xác. Những quyết định nhanh chóng và chuẩn xác chính là những nền tảng giúp ta tiến đến thành công trong mọi giai đoạn của cuộc sống.

"Lần duy nhất bạn không thất bại là 
lần cuối cùng bạn đã cố hết sức - và bạn thành công"
- William Strong -

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

EXODUS - MAKSIM

TUẦN THỨ 33

HÃY PHÁT HUY NHỮNG THÓI QUEN TỐT

      Mỗi thành công hay thất bại đến với bạn trong cuộc sống đều xuất phát từ những thói quen hiện có. Ta có thể chia thành hai loại thói quen như sau: loại thứ nhất bao gồm những thói quen mà bạn có ý thức tự rèn luyện mỗi ngày nhằm một mục đích nhất định nào đó, và loại thứ hai bao gồm những thói quen tự nảy sinh tùy vào những hoàn cảnh sống khác nhau, theo kiểu gió chiều nào nghiêng chiều ấy. Cả hai loại thói quen này phát huy một cách tự nhiên trước mỗi hoàn cảnh khi chúng ta mặc nhiên thừa nhận chúng, và cả hai đều chịu sự chi phối trực tiếp từ một quy luật chung mà tôi gọi là "sức mạnh toàn năng của thói quen".
      Chính sức mạnh toàn năng này là người kiểm soát toàn bộ, thông qua đó Đấng Sáng tạo sẽ điều tiết tất cả mọi nguyên tắc của mình. Đấng Sáng tạo sẽ vận dụng những định luật để duy trì sự liên kết giữa các nguyên tử, các vì sao và các hành tinh, giữa bốn mùa trong năm, giữa bệnh tật và sức khỏe, giữa sự sống và cái chết. Sự duy trì ổn định của Đấng Sáng tạo là một hệ thống tự động có trật tự. Những vì sao và hành tinh vận động theo một quỹ đạo thời gian với độ chính xác hoàn hảo, mỗi vật thể tự duy trì cho mình một vị trí tại một thời điểm nhất định.
      Một cây sồi lớn lên từ một hạt giống bé xíu, hạt thông nảy mầm thành cây thông. Đây đều là những hiện tượng mà bạn có thể quan sát được trong cuộc sống. Nhưng bạn có nhận thấy rằng những hiện tượng đó không phải do ngẫu nhiên mà thành? Một hoàn cảnh nào đó đã khiến cho những hiện tượng này diễn ra. Tương tự, một hoàn cảnh nào đó cũng đã khiến cho những thói quen cứ thế hình thành và một khi đã hình thành thì khó có thể thay đổi. Chính Đấng Sáng tạo là người đã ban cho ta quyền tạo dựng những thói quen phù hợp với những mục tiêu mà ta muốn.
      Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều chịu sự chi phối của những thói quen. Các thói quen này hình thành do có sự lặp đi lặp lại của suy nghĩ và hành động. Do đó, chúng ta chỉ có thể kiểm soát được số phận và lối sống của mình nếu biết cách kiểm soát tư duy và thói quen của bản thân. Bạn cần hình thành nên những thói quen đáng có. Tất cả chúng ta đều có thể tận dụng và phát huy những thói quen tốt đưa đến thành công, Phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, việc hình thành những thói quen tốt có thể phá vỡ và thay thế dần những thói quen xấu.
      Thói quen của các loài sinh vật, ngoại trừ con người, đều xuất phát từ bản năng. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các loài sinh vật so với con người là chúng không thể tự mình phá bỏ những thói quen đó. Trái lại, Đấng Sáng tạo đã ban cho con người toàn quyền kiểm soát năng lực tư duy của mình, đi kèm với đó là công cụ xử lý tư duy logic và hướng tư duy của mình đến bất kỳ mục tiêu cuối cùng nào.
     Đây chính là một chân lý. Bạn có thể dùng nó để mở toang cánh cửa của trí tuệ và sống một cuộc sống yên bình. Bạn sẽ có thể kiểm soát những nhân tố cần thiết để có được thành công. Phần thưởng dành cho những ai biết kiểm soát năng lực tư duy của bản thân và hướng nó đến những mục tiêu nhất định nào đó tùy theo sự lựa chọn của mình là vô cùng to lớn. Trái lại, bạn cũng sẽ phải gánh chịu những hình phạt nặng nề.
      Sức mạnh toàn năng của thói quen hoàn toàn không có gì huyền bí, cũng không phải do ai thêu dệt nên, càng không phải là một nguyên tắc mà ta nhất nhất áp dụng. Nhưng chính nhờ những thói quen tốt mà ta mới có thể tiến hành công việc của mình một cách trôi chảy và có một trật tự logic để chuyển tải những ý tưởng thành hành động.
      Khi bạn bắt đầu ý thức được những thói quen của mình và hình thành nên những thói quen mới, hãy bắt đầu từ những thói quen tốt có thể đưa bạn đến thành công. Hằng ngày hãy cố gắng tập trung tư tưởng vào bất kỳ mục tiêu nào mà bạn mong muốn. Đến một thời điểm nhất định nào đó, những thói quen tinh thần mới này sẽ mang đến cho bạn sự thành đạt và cả vận may nữa.

"Bản chất con người đều giống nhau, 
chỉ có thói quen của từng người mới làm họ khác nhau"
- Khổng Tử -

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 32

GIÁ TRỊ CỦA MỘT TINH THẦN TÍCH CỰC

      Phải chăng những tư tưởng tiêu cực đang ngăn cản bạn tiến gần đến thành công trong cuộc sống? Nếu quả thật là thế, đã đến lúc bạn cần phải thay đổi.
      Một người có những tư tưởng tiêu cực thường chỉ biết chấp nhận những vấn đề hóc búa hoặc những khó khăn mà không biết cách vượt qua nó. Trong khi đó, một người có tư tưởng tích cực không chỉ mày mò tìm cách giải quyết vấn đề mà thậm chí còn biến chúng thành bước đệm để đi đến thành công.
      Tại bang Louisiana, có một mảnh đất được rao bán. Chỉ có hai người trả giá. Người thứ nhất là một người đàn ông đang sở hữu miếng đất kế bên. Anh ta trả giá rất thấp vì cho rằng những bụi tre mọc xum xuê trên mảnh đất kia sẽ khiến cho nó chẳng còn mấy giá trị nữa.
      Người thứ hai ngược lại, trả mức giá cao gấp đôi người thứ nhất. Và kết quả là anh ta giành được quyền mua mảnh đất đó. Anh ta cho người chặt hết số tre trên làm cần câu cá, đem bán và kiếm đủ số tiền đã bỏ ra để mua mảnh đất.
        Rõ ràng rằng, một thái độ tích cực sẽ hướng ta đến nhiều cơ hội thành công hơn, trong khi thái độ tiêu cực chỉ ngăn cản sự thành công, thậm chí còn khiến ta bỏ lỡ vận may khi cơ hội đến.
       F.W.Woolworth bắt đầu sự nghiệp của mình từ vị trí một nhân viên bình thường cho một cửa hàng tin học. Lượng hàng tồn kho hàng năm cho thấy cửa hàng của anh đang để ứ đọng hàng ngàn đô-la trị giá hàng hóa đã lỗi thời và không còn giá trị thực tế nữa.
      "Vậy chúng ta hãy bán hạ giá đi," - Woolworth đề nghị với chủ cửa hàng, "và đem giải quyết hết tất cả những mặt hàng đã lỗi thời này".Nhưng ông chủ đã bác bỏ lời đề nghị ấy. Woolworth vẫn kiên trì thuyết phục. Anh ta đeo bám ông chủ cho đến khi ông ta chỉ còn cách đồng ý thực hiện thử kế hoạch này nhưng chỉ với một vài mặt hàng vô cùng lỗi thời.
       Một chiếc bàn dài được đem ra kê ở ngay giữa cửa hàng và mỗi mặt hàng để trên bàn chỉ được định giá 10 cent. Hàng bán chạy đến nỗi Woolworth tiếp tục được phép bán đại hạ giá lần thứ hai và lần này cũng nhanh chóng hết hàng chỉ trong chốc lát.
      Sau đó, Woolworth đã đề xuất rằng họ sẽ cùng nhau cộng tác để thành lập một cửa hàng chuyên bán hàng giá từ 5 đến 10 cent. Woolworth sẽ chịu trách nhiệm quản lý cửa hàng, trong khi đó ông chủ sẽ là người hỗ trợ về tài chính.
      "Không!", người chủ phản đối, "Kế hoạch này không hề khả thi chút nào cả, bởi vì anh sẽ không thể nào có đủ mặt hàng để bán với giá vô cùng rẻ mạt như vậy".
      Thế rồi Woolworth tự mình thực hiện kế hoạch đó và nhanh chóng gặp được vận may cho đến khi thành lập được một hệ thống lớn bao gồm các cửa hàng kinh doanh đứng tên mình. Vài năm sau, khi có dịp nhắc lại về vụ kinh doanh đại hạ giá năm nào, ông chủ cũ của Woolworth đã nói trong tiếc nuối: "Theo tính toán của tôi thì mỗi một từ tôi đã đưa ra để bác bỏ đề nghị của Woolworth khiến tôi mất đi khoảng một triệu đô-la".
      Một trạng thái tinh thần tiêu cực thường kéo theo nó nhiều trạng thái tâm lý liên quan như nỗi sợ hãi, thiếu quyết đoán, nghi ngờ, trì trệ, cáu bẳn và giận dữ, trong khi điều này lại càng khiến mọi người tránh xa và khiến ta để lỡ mất những cơ hội có ích. Ngược lại, một trạng thái tinh thần tích cực thường đi kèm theo nó là niềm tin, lòng nhiệt huyết, óc sáng tạo, tinh thần kỷ luật tự giác, trí tưởng tượng và tính rõ ràng của mục tiêu, mà nhờ chúng, bạn có thể kéo mọi người đến gần với mình hơn và đón nhận được nhiều cơ hội có lợi cho mình hơn.
       Vậy làm thế nào có thể duy trì một trạng thái tinh thần tích cực? Hãy học cách suy nghĩ và hành động theo phương châm "không gì là không thể làm được" đối với bất kỳ một kế hoạch hay mục tiêu nào đề ra và đừng bao giờ chịu khuất phục ý nghĩ "không thể thực hiện được" thường thấy ở hầu hết các nhiệm vụ, công việc được giao.

"Kẻ hoài nghi biết cái giá phải trả của mọi thứ 
nhưng không biết giá trị của thứ gì cả"
- Oscar Wilde -

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"


"Người may mắn có được cơ hội; Người can đảm tạo ra cơ hội; Và người chiến thắng là những người biết chuyển khó khăn thành cơ hội"

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 31

KIỂM SOÁT TRẠNG THÁI TINH THẦN

     Trạng thái tinh thần luôn là nhân tố quyết định hướng đi của cuộc đời bạn. Nó có thể giúp bạn đi theo con đường dẫn tới thành công mà cũng có thể là ngã rẽ sang một con đường chông gai với nhiều thất bại đang chờ đợi. Điều duy nhất quyết định thành công hay thất bại trong cuộc đời của chúng ta, hoặc ban thưởng cho ta sự yên bình trong tâm hồn, hoặc trừng phạt ta bằng một cuộc đời cơ cực trong suốt những năm tháng còn lại, chính là đặc quyền kiểm soát lý trí của bản thânhướng chúng đến bất kỳ điểm đích nào mà ta lựa chọn.
     Trạng thái tinh thần của bạn sẽ quyết định việc người khác hợp tác với bạn đầy thiện chí, hoặc cũng có thể đẩy họ tránh xa bạn. Tất cả tùy thuộc vào thái độ tích cực hay tiêu cực của bạn; và, hãy nhớ rằng bạn là người duy nhất quyết định điều đó.
      Trạng thái tinh thần là một nhân tố có tính quyết định, và có lẽ là nhân tố quan trọng nhất cho thấy bạn sẽ nhận được những kết quả gì so với kỳ vọng của bạn. Chỉ những mục tiêu đi kèm với một niềm tin mạnh mẽ vào sự thành công mới có hy vọng mang lại thành công. 
      Trong nghệ thuật bán hàng, trạng thái tinh thần còn là một nhân tố quan trọng đối với bất kỳ loại hình sản phẩm nào - hàng hóa, dịch vụ, chương trình đào tạo hay bất kỳ ý tưởng hoặc hàng hóa nào khác. Một người có tư tưởng tiêu cực sẽ chẳng thể bán được gì cả. Có thể có người muốn mua hàng của anh ta, nhưng đảm bảo với bạn rằng rốt cuộc thì anh ta cũng sẽ không thể nào bán được. Có lẽ bạn cũng đã từng có dịp chứng kiến thực tế này tại các cửa hàng bán lẻ, nơi mà đầu óc của những nhân viên bán hàng rõ ràng không phải nhằm chiều lòng khách hàng của mình.
     Một nhân viên kinh doanh thành đạt sẽ biết cách điều chỉnh trạng thái tinh thần của mình trước khi gặp gỡ với khách hàng tiềm năng bằng cách tự hình dung ra mình đang tiến hành vụ kinh doanh đó. Anh ta nhận ra rằng nếu muốn thực hiện vụ mua bán với khách hàng của mình, trước tiên anh ta phải thuyết phục được bản thân mua mặt hàng đó.
     Thái độ tự tin vào chính mình có tầm ảnh hưởng khá to lớn đối với không gian và thời gian mà ta chiếm giữ trong cuộc sống, những thành công mà ta đạt được, những người mà ta kết bạn và những cống hiến cho đời sau. Thi sĩ W.E.Henley từng thừa nhận sự thật hiển nhiên này khi viết rằng: "Tôi là ông chủ của số phận, là thuyền trưởng của tâm hồn tôi". Quả thật, chúng ta sẽ trở thành những người làm chủ hoàn toàn vận mệnh của mình một khi chúng ta còn kiểm soát được lý trí của bản thân và hướng nó đến một giải pháp tốt đẹp.
      Bạn có thể kiểm soát trạng thái tinh thần của mình thông qua nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có thể kể đến nhiều nhân tố như:
  • Dựa trên một hay nhiều động cơ, bạn có thể xác lập cho mình một mục tiêu mãnh liệt nào đó.
  • Mối quan hệ chặt chẽ với những người có tư tưởng tích cực, vì họ có thể khuyến khích bạn suy nghĩ và hành động với một tinh thần tích cực hơn.
  • Sự tự kỷ ám thị - là trạng thái tinh thần xuất hiện từ khi tâm trí có những ý nghĩ cho đến khi ý nghĩ đó biến thành hành động. 
  • Cầu nguyện hàng ngày để bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với những điều tốt đẹp mà bạn đã nhận được thay vì đòi hỏi thêm; đồng thời hãy cầu xin một trí tuệ sáng suốt hơn nữa giúp bạn có thể tận dụng nguồn tài sản hiện có của mình tốt hơn. Đây có lẽ là thói quen quan trọng nhất vì nó giúp ta nâng cao sức mạnh từ tín ngưỡng tôn giáo và nó sẽ được phát huy nhằm giúp bạn đạt được bất kỳ điểm đích nào đã chọn.
      Ẩn sâu trong tâm hồn bạn là một người khổng lồ còn ngủ yên. Bạn có thể ra lệnh cho anh ta thực hiện bất kỳ một ước vọng nào. Một buổi sáng nào đó khi thức dậy và nhận thấy mình đang ngập tràn trong ánh sáng của thành công, bạn sẽ tự hỏi rằng tại sao từ trước đến nay bạn không thể nhận ra rằng mình đã có trong tay tất cả những nhân tố để làm nên một thành công lớn.

"Nhiệt tâm là một ngọn núi lửa mà loài cỏ dại
của sự thiếu quyết đoán không thể mọc trên đó"
- Kahlil Gibran -

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

TUẦN THỨ 30

HÃY LẠC QUAN

     Lạc quan có thể được xem như một thói quen tốt về mặt tinh thần. Bạn có thể rèn luyện cho mình một cách nhìn lạc quan trước cuộc sống và từ đó bạn nâng cao khả năng đạt được thành công. Ngược lại, bạn sẽ sa vào hố sâu của bi quan và thất bại.
     Tinh thần lạc quan là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một con người có nhân cách hài hòa, đáng yêu. Nó là kết quả của hàng loạt nhân tố như: óc hài hước, niềm hy vọng, khả năng vượt qua nỗi sợ hãi, sự thỏa mãn trước cuộc sống, một tinh thần tích cực, tính năng động, lòng nhiệt huyết, sự trung thành và tính quyết đoán.
     Thay vì phải lo lắng quá nhiều về những điều tồi tệ chẳng may xảy ra với bạn, hãy dành ra vài phút mỗi ngày để nghĩ đến hàng loạt những điều thú vị sẽ đến với bạn vào ngày mai, tuần sau, tháng sau hoặc năm sau. Khi nghĩ về những điều tốt đẹp đó. Bạn sẽ nhận ra rằng mình đang soạn thảo kế hoạch thưc hiện những điều đó lúc nào không hay biết. Và từ đó, bạn tập cho mình thói quen luôn lạc quan trước cuộc sống.
    Thực tế là chưa có bất kỳ một nhà lãnh đạo tài ba lỗi lạc hay một cá nhân thành đạt nào là một con người bi quan cả.
     Tổng thống Franklin D.Roosevelt đã truyền hơi thở của niềm tin và hy vọng cho một quốc gia đang bị lún sâu vào cơn Đại khủng hoảng kinh tế.
     Chúng ta đang sống trong một thể chế kinh tế, xã hội và chính trị tốt đẹp nhất của lịch sử nhân loại, lẽ nào chúng ta lại thiếu tinh thần lạc quan hơn cha anh chúng ta?
     Hãy nhớ rằng, trong mối quan hệ giữa con người với con người thì quy luật sau đây sẽ đóng vai trò chi phối: người lạc quan thường có xu hướng kết bạn với những người lạc quan khác, tương tự thành công này nối tiếp thành công khác. Người bi quan thường làm lây lan những nỗi lo lắng và rắc rối của họ, cho dù họ không nói bất kỳ một lời nào, hay diễn đạt bất kỳ một hành động nào, bởi vì chính thái độ tiêu cực của họ cũng đã là một thanh nam châm có một đầu "âm" đủ mạnh rồi.
      Tinh thần lạc quan tự nó đã là một dạng thành công bởi vì nó chứng tỏ bạn đang có một tâm hồn lành mạnh, thanh thản và thoải mái. Một người quá giàu có cũng có thể là một người thất bại nếu anh ta luôn bị ám ảnh bởi những ưu phiền, luôn lo lắng về sức khỏe của mình.
     Tuy vậy, lạc quan không có nghĩa là bạn cứ phó mặc bất kỳ khả năng nào của mình cho nước cuốn mây trôi với một niềm tin hão huyền rằng tương lai thế nào cũng sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng đó. Những hy vọng viễn vông như thế chỉ có ở những anh chàng ngốc mà thôi. Tinh thần lạc quan bắt nguồn từ một niềm tin kiên định rằng bạn có thể vạch ra hướng giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, bằng cách động não và đề ra phương hướng hành động dựa vào một khả năng suy xét chắc chắn.
      Khi cuộc Đại suy thoái 1929-1933 lên đến đỉnh điểm, cũng có nhiều người "lạc quan" khi họ không tin rằng nền kinh tế "bong bóng" sẽ nổ tung vì quá nóng. Họ cho rằng những người dự đoán nước Mỹ sẽ trải qua một cuộc lạm phát và đầu cơ vô cùng nguy hiểm "là những kẻ bi quan" cho đến khi sự việc xảy ra đúng như dự đoán, những con người "lạc quan" kia chỉ còn biết tẽn tò. Nhiều người trong số họ thiếu mất một sức mạnh tinh thần đủ để tìm kiếm vinh quang trong thất bại và bộc lộ rõ ràng họ chỉ là những người bi quan thật sự.
      Bạn cũng có thể trở thành một con người lạc quan. Hãy học cách đối mặt với tương lai. Hãy phân tích mọi sự kiện sẽ xảy ra với bạn. Đánh giá các nhân tố bằng một óc suy xét sáng suốt và minh mẫn. Sau đó quyết định phương hướng hành động của mình để đưa sự vật về đúng quỹ đạo mà bạn mong muốn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng tương lai không hề chứa đựng điều gì khiến bạn phải lo lắng cả.

"Trong cái giá buốt tận cùng của mùa đông, tôi nhận ra mùa hè rực rỡ"
- Albert Camus - 

Trích từ "Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill"